Di tích Văn miếu Trấn Biên

Văn miếu Trấn Biên vốn được xây dựng từ năm Ất Mùi (1715) là văn miếu đầu tiên tại xứ Đàng Trong. 17 năm sau khi Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vâng lệnh Chúa Nguyễn Phúc Chu vào xác lập nền hành chính của vùng đất mới phương Nam, văn miếu Trấn Biên được xây dựng. Theo “Đại Nam nhất thống chí” của Quốc sử quán triều Nguyễn, ngoài Thăng Long- Hà Nội (Văn miếu Quốc tử giám, 1070), văn miếu được xây dựng ở nhiều nơi trong cả nước, nhưng văn miếu Trấn Biên là văn miếu được xây dựng sớm nhất ở phía Nam, trước văn miếu Vĩnh Long, Gia Định và cả văn miếu kinh đô Huế.

Theo “Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức biên soạn vào đầu thế kỷ XIX (bản dịch của Tu Trai Nguyễn Tạo, xuất bản năm 1972), Văn miếu Trấn Biên được xây dựng tại thôn Tân Lại, huyện Phước Chánh (nay thuộc phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa) vào đời vua Hiển Tông năm Ất Vị thứ 25 (tức năm 1715). Văn miếu Trấn Biên đã qua hai lần trùng tu vào năm Giáp Dần (1794) và năm Tự Đức thứ 5 (1852). 
Do thời gian và những biến cố lịch sử, văn miếu Trấn Biên bị tàn phá không còn lại dấu vết (theo “Biên Hòa sử lược” của nhà nghiên cứu Lương Văn Lựu, năm 1861 khi tiến chiếm Biên Hòa, quân Pháp đã đốt phá văn miếu Trấn Biên)

 Năm 1995, Văn miếu Trấn Biên đã được xây dựng lại trên nền đất cũ tại phường Bửu Long, thành phố Biên Hòatỉnh Đồng Nai. Trong văn miếu có một tòa cao tên Khuê Văn Các có hình tròn tượng trưng cho trời, bên cạnh có hồ Thiên Tịnh hình vuông tượng trưng cho đất. Còn có Sơn Đại Bái tổ chức văn nghệ, tuyên dương... dài 3 gian có nhà Thư phố giữ sách báo ghi về Đồng Nai, Ngộ Thố giữ tài liệu ghi về văn miếu.

Tin tức khác