Vào thời Đạo Quang, trong một bức thư gửi cho em của mình, Tăng Quốc Phiên đã nói: "Đời người chỉ có thể dựa vào hai thứ, một là tu đức, hai là tu nghiệp."

Xét về lâu dài, nếu muốn đi càng xa, gốc rễ bám càng sâu thì chúng ta chỉ có thể dựa vào nhân phẩm và sự nỗ lực của mình.

Nhân phẩm là học vấn cao nhất

Học làm người trước, học làm việc sau

Nền văn hóa truyền thống của nước ta có nhiều câu danh ngôn nhấn mạnh đạo đức cá nhân, như "muốn làm bất kỳ việc gì, trước tiên phải tu thân thánh thiện", "tài đức đều nên chuẩn bị, nhưng phải lấy đức làm đầu", "sống có đức, mặc sức mà ăn".

Người xưa đề cao đạo đức hơn tài năng, điều này thể hiện sự quan trọng của nhân phẩm. Cha mẹ thường dặn chúng ta phải học cách làm người trước khi bắt tay vào làm bất cứ việc gì.

Năng lực đương nhiên quan trọng, nhưng nhân phẩm quan trọng hơn cả.

Hai chữ "nhân tài", chữ nhân đi trước chữ tài đi sau, nếu coi nhẹ việc tự tu dưỡng, rèn luyện tính cách thì dù tài giỏi mấy thì cũng bằng không.

Nhân phẩm là trình độ học vấn chân chính và cao nhất của con người, và là cơ sở để thể hiện năng lực của mộtcon người.

Một người có nhân phẩm và năng lực tốt thì chắc chắn sẽ thành công;

Một người tuy có năng lực nhưng nhân phẩm lại không tốt, thì năng lực đó có thể trở thành thanh gươm sắc bén hủy hoại cuộc đời họ. Như bạn biết đấy, xã hội ngày nay không thiếu những tội phạm có chỉ số IQ cao, nhưng nếu có đức mà không có tài, thì chẳng qua cũng chỉ là một kẻ hữu dũng vô mưu.

Trong bức thư gửi em trai, Tăng Quốc Phiên liên tục đề cập đến tầm quan trọng của đạo đức. Ông nói: "Hôm nay đạo đức tăng một bậc, liền giống như tích lũy được thêm 1 kí gạo."

Về phương diện dùng người, Tăng Quốc Phiên cũng đặc biệt chú ý đến nhân phẩm của các quan viên.

Lá thư hội tụ trí tuệ Tăng Quốc Phiên: Đời người, càng muốn đi xa, gốc rễ càng phải bám sâu, tự cổ chí kim, những người tầm thường đều bị đánh bại bởi một chữ LƯỜI  - Ảnh 1.
 

Nhân phẩm tốt, vận số mới tốt

Cuộc sống không thể phụ thuộc vào may rủi, suy cho cùng, vận may không phải lúc nào cũng có. Nhưng nếu một người có đức tính tốt thì vận may của anh ta cũng sẽ không đến nỗi nào.

Giữa người và người vốn nên lan truyền những điều tốt đẹp với nhau, khi một người có thiện chí chia sẻ lòng tốt của mình thì đồng thời người đó cũng sẽ nhận lại được những điều tốt đẹp từ những người khác.

Giang Trung Nguyên trong thời gian tham gia thi cử ông đã từng hai lần hộ tống quan tài của bạn mình về quê. Tuy ngàn dặm bôn ba, nhưng mọi việc từ đầu đến cuối đều được ông lo rất chu toàn.

Rốt cục, sau khi Hàm Phong Đế lên ngôi, nhờ vào đức tính tốt của mình nên ông đã được Tăng Quốc Phiên tiến cử.

Kim An Thanh tài cao, có kỹ năng quản lý tài chính vững vàng, nhưng tâm địa không tốt. Hắn muốn vào làm phụ tá cho Tăng Quốc Phiên để lợi dụng quyền lực của ông giúp mình đạt được mục đích thăng quan, phát tài.

Người ta truyền rằng Kim An Thanh đã 7 lần cầu kiến Tăng Quốc Phiên, nhưng Tăng Quốc Phiên cũng đã từ chối gặp hắn đúng 7 lần.

Nhân phẩm tốt chính là chiếc vòng nguyệt quế tràn đầy sự vinh quang của cuộc sống, nó có uy lực hơn cả tài phú và quyền lực.

Nhân phẩm là nền tảng của một con người, mọi vinh dự ta có được đều được xây dựng dựa trên nhân phẩm, nếu nhân phẩm không đủ tốt, đồng nghĩa với việc nền móng xây không kiên cố thì dù bạn có đạt được bao nhiêu thành công, nhất định cũng sẽ có ngày bị hủy hoại.

Nhân phẩm tốt có thể bù đắp cho những khiếm khuyết về trí tuệ, nhưng tài năng thì không bao giờ bù đắp được những khiếm khuyết về nhân phẩm. Làm người phải có một nhân phẩm tốt, đối đãi với người khác phải lấy đức làm đầu, làm việc gì cũng phải luôn giữ chữ "thành" trong tim.

Lá thư hội tụ trí tuệ Tăng Quốc Phiên: Đời người, càng muốn đi xa, gốc rễ càng phải bám sâu, tự cổ chí kim, những người tầm thường đều bị đánh bại bởi một chữ LƯỜI  - Ảnh 2.
 

 

Nỗ lực là một thái độ sống

Một khi ta cần cù thì thiên hạ chẳng có việc gì khó cả

Tăng Quốc Phiên nói: "Những người tầm thường trong thiên hạ từ cổ chí kim đều bị đánh bại bởi một chữ 'lười'."

Một khi cần cù thì thiên hạ không có việc gì khó, chữ "cần" chính là ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc đời.

Tăng Quốc Phiên luôn tin rằng dù là ở nhà, làm quan hay đi hành quân thì đều nên lấy chữ "cần" làm nền tảng. "Cần" có nghĩa là cần cù, nỗ lực, chăm chỉ.

Nỗ lực là một loại thái độ sống, nó không liên quan gì đến tuổi tác. Luôn có những người nghĩ rằng họ không cần phải nỗ lực làm việc khi về già. Trên thực tế, đây là cách hiểu sai về ý nghĩa của sự nỗ lực.

Nỗ lực không phải là do áp lực từ bên ngoài buộc bạn phải tiến lên, mà là do mong muốn tiến bộ hơn nữa từ trong lòng bạn thúc đẩy bạn vươn đến khát khao của chính mình, đó chính là một thái độ sống tích cực.

Con người ta phải làm việc chăm chỉ để sống, và bạn cũng không thể đạt được bất cứ thứ gì nếu không cần cù lao động. Nỗ lực không phải là để tạo nên những thành tựu to lớn, mà nỗ lực là làm hết khả năng của mình để khiến bản thân không phải hối hận.

Điều khủng khiếp nhất đời người không phải là sống tầm thường xoàng xoàng cả đời, mà đáng sợ nhất chính là khi bạn không nỗ lực lại còn tự an ủi bản thân rằng bình phàm là điều đáng quý.

Trên đời, luôn có những người đã không nỗ lực ngược lại còn lấy "số phận" ra làm cái cớ để tâm lý được thoải mái.

Hãy nhớ, "Số phận" là cái cớ của kẻ thua cuộc, "may mắn" là từ khiêm tốn của kẻ chiến thắng.

Lá thư hội tụ trí tuệ Tăng Quốc Phiên: Đời người, càng muốn đi xa, gốc rễ càng phải bám sâu, tự cổ chí kim, những người tầm thường đều bị đánh bại bởi một chữ LƯỜI  - Ảnh 3.
 

Nỗ lực là một cách sống

Nỗ lực là chịu trách nhiệm với cuộc sống của chính mình.

Chúng ta cố gắng hết sức mình, không phải vì sợ ánh nhìn phán xét của người khác, mà là vì muốn làm cho cuộc sống của chính mình có ý nghĩa hơn mà thôi.

Đường đời không thể cứ mãi thuận buồm xuôi gió, không ai sinh ra là đã có tất cả, nhưng khi ta nỗ lực không ngừng đồng nghĩa với ta "thay đổi" không ngừng, và cũng là "hy vọng" không ngừng.

Khi nỗ lực trở thành thói quen trong cuộc sống của bạn, thì cuộc sống của bạn ắt sẽ luôn tràn đầy hy vọng.

Tăng Quốc Phiên có thể tạo ra một phen chiến tích và trở thành một nhân vật tầm cỡ, bí quyết ở đây chính là dựa vào sự chăm chỉ ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác.

Khi còn trẻ, ông nỗ lực học hành để thi đậu chức quan trong triều, sau khi làm quan thì lại chăm chỉ tu thân, trải qua ngàn vạn gian khổ cũng không bỏ cuộc.

Từ khi thành lập Tương quân đến khi bắt đầu Tây hóa, Tăng Quốc Phiên vẫn không ngừng nỗ lực, không ngừng làm cho bản thân ngày một tốt hơn.

Con trai ông, Tăng Kỷ Hồng thích toán học và vật lý. Mặc dù Tăng Quốc Phiên không hiểu, nhưng ông ấy cũng đã cố gắng học thêm.

Nỗ lực không chỉ có nghĩa là không ngừng phấn đấu vì mục tiêu của bản thân, mà còn là phải không ngừng làm phong phú bản thân mình lên, để bản thân của ngày mai tốt hơn bản thân của ngày hôm nay.

Cho nên mới nói, trên đường đời có gió, có mưa, tiền bạc và quyền lực có thể nháy mắt đều tan biến như khói, chỉ có nhân phẩm và sự nỗ lực mới đáng tin cậy.

Nếu bạn có cả phẩm đức và nỗ lực, vậy thì sự nghiệp ắt cũng sẽ phát triển, một cuộc sống tươi đẹp lúc này sẽ chẳng còn xa vời.

Tin tức khác