Thật ra, tôi luôn tự hỏi mình: “có hay không có một công thức cho sự thành công ? có phải tất cả những người thành đạt đều làm theo một công thức nhất định để giúp họ đạt được những gì họ mơ ước? ”

Sau khi nghiên cứu hàng trăm tấm gương thành công qua sách vở. Internet, những khóa đào tạo và phỏng vấn trực tiếp, tôi đã phát hiện ra rằng: tuy những người thành công làm việc trong những lĩnh vực riêng biệt, đạt được những thành công khác xa nhau, có những chiến lược và chiến thuật khác nhau, thậm chí có thể đưa ra những quyết định hoàn toàn trái ngược nhau trong cùng một tình huống, nhưng họ luôn có điểm đồng nhất: đó là tất cả họ đều làm theo một số bước nhất định để đạt được những gì họ muốn.

Tôi gọi tập hợp tất cả những bước này là công thức thành công tuyệt đỉnh.

Công thức thành công tuyệt đỉnh gồm hai yếu tố nền tảng và bốn bước cơ bản. Bởi vì tất cả những người thành công đều đã làm theo công thức này, tôi tin chắc một điều rằng: nếu bạn cũng làm đúng như thế, bạn sẽ đạt được bất ký thành công nào bạn mong muốn. Ngược lại, nếu bạn bỏ qua một yếu tố hay một bước nào đó trong công thức này ước mơ của bạn có thể sẽ không bao giờ trở thành hiện thực.

YẾU TỐ LỀN TẢNG THỨ NHẤT: HỆ THỐNG NIỀM TIN MẠNH MẼ

Niềm tin của bạn chính là công tắc đóng mở khả năng tư duy và tiềm năng nội tại trong bạn. Nếu bạn không tự trang bị cho mình những niềm tin tích cực hữu ích thì các bước trong công thức thành công cũng vô dụng vì bạn chẳng bao giờ thật sự áp dụng được chúng

Hệ thống niềm tin của bạn quyết định những gì bạn khao khát, cũng như việc bạn có bắt đầu hành động để đạt được những điều đó hay không . nếu bạn có những niềm tin tiêu cực như “việc này khó quá” , “tôi còn quá non nớt”, “làm được việc đó là điều không tưởng” hay tôi không có đủ khả năng”… thì gần như chắc chắn bạn sẽ không đặt ra những mục tiêu to lớn và đầy cảm hứng cho bản thân

Hơn nữa, những niềm tin tiêu cực về bản thân, cũng như cái nhìn bi quan về hoàn cảnh hiện tại của bạn, sẽ khiến bạn “bỏ cuộc” ngay cả khi mới bắt đầu. Hoặc chỉ cần gặp một chướng ngại vật nhỏ trên đường , thay vì kiên trì hành động theo nhưng bước trong công thức thành công tuyệt đỉnh cho đến khi đạt được kết quả . bạn sẽ bỏ cuộc

YẾU TỐ NỀN TẢNG THỨ HAI: GIÁ TRỊ SỐNG LÀ ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY BẠN

Những giá trị sống cũng giống như những nút bấm cảm xúc điều khiển hành vi của bạn. Đó là những thứ bạn xem trọng trong cuộc sống.

Cách nhìn nhận của mỗi người về giá trị sống như” thành công”, “tự do”, “an toàn”, “tình cảm”, và “hạnh phúc” rất khác nhau. Đồng thời thứ tự sắp xếp các giá trị này trong tâm trí mỗi người sẽ quyết định những lựa chọn và hành vi của họ

Ví dụ: một số người có động lực làm giàu mạnh mẽ bởi vì họ muốn điều đó mạng lại cho họ cuộc sống an toàn.” Tôi muốn kiếm thật nhiều tiền để khi gặp phải những khó khăn trong cuộc sống, tôi luôn có một nguồn dự trữ đáng kể”.Trong khi đó , một số người khác cũng có mong muốn làm giàu , nhưng họ lại lấy động lực từ những giá trị sống khác nhau

Nhưng điều quan trọng nhất , cho dù những giá trị sống của bạn là gì, chúng cũng cần phải tương ứng với những ước mơ của bạn. Lý do khiến nhiều người cảm thấy không có động lực thực hiện ước mơ của mình là vì những giá trị sống của họ không tương ứng. thậm chí tương khắc với những ước mơ đó

4 BƯỚC TRONG CÔNG THỨC THÀNH CÔNG TUYỆT ĐỈNH

BƯỚC 1: ĐẶT RA MỤC TIÊU RÕ RÀNG

Bước đầu tiên để đạt được những gì mình mơ ước là bạn phải biết chính xác mình muốn gì. Nghe có vẻ đơn giản, nhưng hầu hết mọi người không đạt được những thành công to lớn trong cuộc sống chỉ vì họ thật sự không biết mình muốn gì ngay từ đầu
Đa số mọi người đều muốn thành công trong cuộc sống, nhưng muốn hỏi họ muốn thành công cụ thể như thế nào thì phần lớn sẽ trả lời : “tôi cũng không biết nữa, tôi chỉ muốn thành công” hoặc chỉ đưa da những câu trả lời chung chung như: “tôi muốn hạnh phúc”, “tôi muốn có nhiều tiền hơn”, “tôi muốn có một công việc tốt hơn”, tôi muốn bớt lo lắng hơn”….

Rõ ràng, nếu bạn không có một mục tiêu xác định , bạn sẽ không có thứ gì cụ thể để tập trung thời gian và sức lực đạt được để vươn tới. Đó là lý do tại sao nhiều người, sau một thời gian cố gắng , cuối cùng phát hiền ra rằng họ đã đi sai hướng và rốt cuộc chẳng đi được tới đâu cả. Nhưng nếu bạn có mục tiêu cụ thể , bạn cũng không thể xây dựng một chiến lược thích hợp để đạt được nó.

Hầu như chẳng có thành công vĩ đại nào lại có được hoàn toàn nhờ vào sự may mắn, vì gần như tất cả mọi thứ đều xảy ra từ những hoạch định cẩn thận và thành công kiên định. Tuy nhiên có một sự thật đáng buồn là gần như tất cả mọi người vì một lý do nào đó, đều “ quên” lên kế hoạch cho chính cuộc sống của mình. Chính vì thế họ vô tình rơi vào cảnh sống theo kế hoạch của người khác . và dĩ nhiên, kế hoạch của người khác thì chắc chắn chẳng bao giờ hoạch định những điều tốt đẹp nhất cho bản thân bạn

BƯỚC 2: PHÁT TRIỂN MỘT CHIẾN LƯỢC HỢP LÝ

Mọi mục tiêu đều có thể đạt được. vấn đề ở chỗ chiến lược của bạn như thế nào

MỤC TIÊU-----> CHIẾN LƯỢC

Mục tiêu của bạn càng rõ ràng thì bạn càng dễ phát triển một chiến lược phù hợp. Bạn có thể có đầy đủ động lực và khả năng, nhưng nếu không có một chiến lược đúng đắn, bạn sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu. Ngược lại với những chiến lược hợp lý, mọi mục tiêu đều nằm trong tầm tay bạn

Ví dụ : nếu bạn là chủ một của hàng bán trái cây nhỏ vói thu nhập 10 triệu đồng mỗi tháng. Hãy giả sử bạn đặt ra mục tiêu nâng thu nhâp lên thành 15 triệu đồng mỗi tháng. Điều này có thể thực hiên được ko ? dĩ nhiên là được và thậm chí không mấy phức tạp. bạn có thể siêng năng hơn, tăng già bán hàng một chút, kéo dài thời gian mở của,bán thêm hàng qua điện thoại, giao hàng tận nơi….

Nhưng nếu bạn đặt ra mục tiêu thu nhập 300 triệu đồng một tháng từ công việc bán trái cây. Nó có thể thành hiện thực không ? điều này hoàn toàn có thể !
Bạn cần tạo ra một chiến lược hợp lý ví dụ: nghiên cứu làm sao để nhân rộng công việc kinh doanh bằng cách: viết ra một kế hoạch kinh doanh chi tiết, tăng vốn thông qua kêu gọi đầu tư, tập trung vào tìm kiếm những loại trái cây ưu việt , tăng chủng loại trái cây, xây dựng thương hiệu, tìm những nguồn cung cấp trái cây đáng tin cậy và giá rẻ hơn…

Vậy làm thế nào để có một chiến lược hiệu quả:Một trong những chiến lược thành công là học hỏi từ những người thành công, học những chiến lược mà họ dùng(thông qua sách báo,Internet, các khóa đào tạo…) Nếu bạn muốc trở thành triệu phú, hãy học những chiến lược của các nhà triệu phú, nếu bạn muốn trở thành nhà lãnh đạo tài ba, hãy nô phỏng theo cách thức làm việc của những nhà lãnh đạo kiệt xuất.

BƯỚC 3: HÀNH ĐỘNG KIÊN ĐỊNH

Mục tiêu------> Chiến Lược-------> Hành Động

Bước ba là hành động kiên trì và bền bỉ dựa trên chiến lược mà bạn đã tạo ra hoặc học hỏi được, bằng cách này từ từ bạn sẽ tiến dần đến mục tiêu, từng bước một. hành động kiên định là yếu tố phân biệt giữa kẻ mơ mộng hão huyền với người thật sự thành công rực rỡ. rất nhiều người thừa thông minh để biết họ đang làm gì, nhưng tiếc thay , hầu như họ chẳng bao giờ chịu bắt tay vào hành động. đó là lý do tại sao đa phần những người rất giỏi giang nhưng vẫn trở thành người làm thuê cho người khác.

BƯỚC 4: BIẾN THẤT BẠI THÀNH BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Mục tiêu----> chiến lược-----> hành động---> thành công

*Thất bại
Khi bạn đi theo những chiến lược đã đặt ra và kiên định thực hiện sẽ có 2 khả năng xảy ra. Khả năng đầu tiên là đạt được thành công ban đầu và tiếp tục xa hơn là đạt được mục tiêu của mình.

Khả năng thứ 2: bạn có thể hành động 
1 cách đầy quyết tâm và kiên định, nhưng cuối cùng lại thu được kết quả không mong muốn. nhiều người gọi đó là thất bại
Vậy bạn làm gì khi gặp thất bại ?
Nhìn chung con người có 3 cách phản ứng khi gặp thất bại

CÁCH THỨ NHẤT: BÀO CHỮA BIỆN MINH VÀ RỒI NHANH CHÓNG BỎ CUỘC

Thường những người này thường đưa ra đủ lý do tự biện hộ khác nhau và đổ lỗi cho mọi thứ hoặc mọi người xung quanh: “như thế là không công bằng”, việc đó quá khó khăn”, “tôi thiếu may mắn”….

Cảm nhận bế tắc và vô vọng, nhóm đầu tiên này sẽ ngừng hành động và bỏ cuộc một cách nhanh chóng. Họ sẽ đầu hàng, chấp nhận từ bỏ mục tiêu to lớn của mình và cam chịu sống cuộc sống tầm thường

CÁCH THỨ HAI: KIÊN TRÌ HÀNH ĐỘNG NHƯNG VỚI MỘT CHIẾN LƯỢC KHÔNG ĐỔI

Những người lựa trọn cách này thường rất kiên trì và bền bỉ. Khi không đạt được mục tiêu mong muốn, họ sẽ không chịu bỏ cuộc. họ sẽ ngay lập tức đúng dậy và cố gắng thêm lần nữa,… châm ngôn của họ là: “Nếu tôi tiếp tục kiên trì , rồi có ngày tôi cũng sẽ thành cồng”. Với những người này liệu họ có thể thành công không ? điều này thật khó nói. Nếu họ đặt ra những mục tiêu vừa tầm với thời gian và công sức thì cuối cùng họ sẽ đạt được. Tuy nhiên với những mục tiêu to lớn vĩ đại , không chỉ đòi hỏi nhiều thời gian và công sức, thì có lẽ họ không bao giờ thành công nếu họ chỉ biết đâm đầu làm lại sau mỗi lần thất bại. họ cũng có thể đạt được những kết quả tốt lên dần sau mỗi lần thất bại nhưng rồi họ vẫn không có được những bước nhảy vọt để đạt được những mục tiêu đề ra.

TẠI SAO VẬY?
Lý do vì họ không chịu dừng lại để phân tích thất bại, để từ đó thay đổi chiến lược sao cho hợp lý. Nếu bạn cứ cứng nhắc sử dụng một phương pháp cố định cho cùng một vấn đề , bạn sẽ mãi mãi chỉ đạt được kết quả nhất định mà thôi

CÁCH THỨ 3: LIÊN TỤC RÚT KINH NGHIỆM , LINH HOẠT THAY ĐỔI CHIẾN LƯỢC VÀ KIÊN TRÌ HÀNH ĐỘNG CHO TỚI KHI THÀNH CÔNG

Vậy thì mô thức hành động mà những người thật sự thành công thường thể hiện là gì ?Mỗi khi chưa đạt được mục tiêu, họ thường không xem đó là thất bại.Thay vào đó, họ xem nó là một phản hồi từ thực tế nhắc nhở họ phải nhìn lại toàn bộ chiến lược và quá trình hành động của mình. Có thể chiến lược của họ sử dụng không hiệu quả , hoặc dã không đồn đủ sức và những thời điểm quan trọng. sau đó họ sử dụng những phản hồi này để rút kinh nghiệm và lập tức linh hoạt thay đổi hoặc điều chỉnh chiến lược trước khi tiếp tục hành động lần nữa

Nếu họ vẫn không thành công,. Họ sẽ phân tích những phản hồi kỹ lưỡng hơn nữa, tiếp tục điều chỉnh chiến lược và vẫn kiên trì cố gắng. họ tiếp tục vòng lặp này cho tới khi thành công. Họ quyết tâm làm mọi việc cần thiết trong khuôn khổ pháp lý và đào đức để thành công

Trích cuốn: Lập trình tư duy thay đổi vận mệnh

 

Tin tức khác